Hò Ơi!
"Hò ơi...
Dí dầu cầu dán đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo... hò... ơ...
Cầu tre lắc lẻo... mà... gập ghềnh khó đi..."
Trong đầu Long ngân nga câu hò dài miên man, buồn thiu thỉu. Cái chiều buông xuống, một cái chiều đầy nỗi nhớ nhung. Hai hàng cây xôi đũa lất phất lơ phơ, theo cơn gió thu tàn. Mây trên trời xanh cứ bay xa rồi bay cao, tan theo đợt gió nhẹ. Dòng nước chảy dài mênh mông, bất tận, lục bình cứ trôi trên dòng sông kỉ niệm đầy thương nhớ. Càng nhìn cảnh quê nhà Long càng nhớ năm xưa...
Hôm nay nhà thắng nước màu, mẹ Long làm cho thằng bé cây kẹo đường, nó khoái lắm, khen miết, nói đâu là cây kẹo mẹ mần là ngon nhất trần đời, ở trường mười loại cũng không bằng mẹ Long mần đâu. Vừa ăn vừa khen, mẹ nó vui lắm, bởi thấy con mình vui, bà cũng vui lây. Ăn xong, thằng bé leo lên cái vạc đi quăng nằm học bài. Nó ngoan lắm!
Nằm học một lúc thì nghe thằng Thân con bà hai Mắm qua rủ đi câu cá, nay ở khúc sông dưới nhiều cá lớn lắm. Nghe cũng ham nên Long xin mẹ đi câu cá, mẹ kêu nó dìa sớm, nay cha đi bán về muốn cả nhà cùng ăn cơm chiều.
Cha Long đi mần xa vài ba bữa mới về một lần, dạo này làm ăn khó khăn nên về thăm hai mẹ con cũng không nhiều.
Thằng bé dạ lia lịa rồi đi chung với thằng Thân, thêm với mấy đứa trong xóm.
Câu được vài con cá, mấy đứa nhỏ thích lắm, nói là sẽ chia nhau đem về khoe mẹ. Chiều đó, tụi nhỏ rủ nhau đi xuống sông tắm cho mát rồi về, đứa nào đứa nấy nhảy xuống tắm đùng đùng, có ên thằng Long sợ về trễ bị la nên đòi về sớm, không tắm. Thằng Quy nói nếu không tắm thì không cho cá về, tụi nhóc bắt Long phải tắm chung, Long không xuống, cứ lì trên bờ, thằng út Tị tuột quần thằng Long dụ nó xuống nước, bị kéo cái quần nên anh chả đành phải nhảy xuống sông, Long thì la trả cái quần lại, đám bạn thì quăng qua quăng lại như chơi chuyền chó, tội thằng bé, tới chập tối mới được tha đi về.
Mình mẩy ướt nhẹp, ướt nhem, sìn bùn. Tay xách hai con cá về, vừa chạy vào vừa kêu mẹ. Cha Long bước ra, vẻ mặt ông nghiêm lắm, nhìn chằm chằm vào thằng nhỏ. Long thấy cha vậy, nó sợ lắm, mỗi lần nhìn thấy cha với vẻ mặt đó là nó biết có chuyện long trời lở đất, thằng nhỏ lúc này đứng lại, nhìn cha nó, rồi giơ hai con cá cho ông, nó nói cha con mới về.
Ông cha lấy hai con cá, quăng qua một bên, tán nó cái bốp, muốn say xẩm mặt mày, nó mếu máu. Ông rày nó: "Ngon thì mày ở ngoài luôn, về đây làm chi? Cơm nước mẹ mày nấu sẵn, tao với mẹ mày chờ mày về tới bây giờ! Mày la cà ở đâu tới giờ này? Mày tin hôm nay mày nhịn đói không hả? Long!"
Nghe tiếng ông rày Long, bà mẹ chạy ra, thấy thằng bé khụy xuống, bà vội vội vàng vàng chạy lại vuốt chồng kêu bớt nóng, rồi đỡ con dậy kêu vào ăn cơm. Ông chồng quay qua kêu bà đi ra, ông la tiếp: "Con người ta rảnh ở nhà học bài, còn mày thì la cà đầu đường xó chợ, học không ra cái đám ôn gì hết mà ở đó chỉ chơi với chơi, mày tin là mày nghỉ học hông con?"
Thằng bé chỉ biết lặng thinh, cúi mặt xuống không biết nói điều chi nữa hết. Bà mẹ thì cứ mãi khuyên, ông cha cứ đùng đùng giận dữ.
Xưa nay ông Phúc là vậy, ông luôn khắc khe với mọi người trong nhà và kể cả ông, trịch ý một cái là ông sẽ xử cho mà nhớ, ông luôn bắt vợ con phải làm theo những gì đưa ra. Bà Hạnh và Long sợ ông lắm.
Nói thì ngoài mặt là vậy nhưng bên trong ông rất yêu thương vợ con, chỉ là không ai nhìn thấy được. Ông luôn hy sinh thầm lặng để cho hai mẹ con được đầy đủ và hạnh phúc nhất có thể. Ông rất kì vọng vào Long, nên áp lực học tập của thằng bé rất lớn.
Ngày hôm nay cô giáo phát bài kiểm tra môn toán, Long làm bài không được, thằng bé chỉ vừa vỏn vẹn bốn điểm, nó biết kì này về là cha nó đánh chết, bởi đó giờ có cái vụ dưới trung bình á đâu. Bài phát ra là buồn cả ngày đi học. Rồi nay cô cho về sớm, đám bạn rủ nhau thả diều. Thôi thì lỡ rồi, đi để cho thoải mái, ngắm mây trời cho thư thả rồi về gặp ông già sau.
Diều bay cao lắm, những cánh diều tự do bay cao và bay xa, trên bầu trời xanh có chút ngã vàng của nắng chiều, những đám mây trôi êm nhẹ, in lên nền trời là những cánh diều cỏn con, lượn bay theo gió, gió hôm nay đủ lớn để những con diều chấp cánh bay lên, tự do và vô cùng tự do. Nhưng có điều dù thấy con diều đã bay cao, bay xa, bay tự do trên nền trời bao la bất tận, nhưng vẫn có một sợi dây níu nó lại, và một khi không bị giữ nữa nó sẽ bị tha phương, vô định, nó tự do vô cùng, tùy tiện vô cùng khi không có sợi dây, nhưng đó sẽ là sự mất mát, đó là sự lạc lối trên cái nền trời rộng lớn ấy, rồi một ngày tắt gió, một giờ tắt gió, một phút tắt đó, và một giây nào đó hết gió, con diều sẽ hạ cánh và rơi xuống đất, đặc biệt là sẽ không thể bay lên nữa, và sẽ không ai nhìn thấy con diều trên nền trời rộng lớn này nữa.
Tới giờ về, lo thu dây diều nên có hơi trễ một chút, Long lủi thủi về nhà...
Ông Phúc say sưa với giọng hò ngọt ngào êm ái của bà Hạnh, giọng hò mà ai nghe cũng phải nở lòng, nó ngọt như thế ai nỡ bỏ qua mà không đứng lại lắng tai nghe vài câu
"Gió đưa cây cải về trời...
Rau răm ở lại... ờ... hò... ơi...
Rau răm ở lại, chịu đời đắng... cay..."
- Dậy, dậy coi nè!
- Chèn ơi, nghe đang hay mà dậy cái gì hỏng biết!
- Ông nằm nảy giờ tê cẳng muốn chết hà. Sao, nay tui hò sao, nghe có hay á hôn?
- Chèn ơi, dở chết, hay ho gì á đâu.
- Hứ, ờ dở tệ, ờ, nữa á hả ông chết tui hong có mà hò cho nghe á đâu, tới đó ở dưới, nhớ, rồi kêu mấy con đầu trâu mặt ngựa hò cho mà nghe.
- Chèn đét ơi, giận gì hỏng biết nữa à, hoàng hậu ơi... Ý hỏng phải, hoa hậu miệt vườn ơi, tui thương bà mà, nảy dỡn á mà...
- Xía, thương thiệt á hông?
- Ời ơi, hong thiệt, hong thiệt mừ tui cưới bà mần cái chi. Nhớ ngày xưa ai kia mang cái danh bông hậu miệt vườn, tui phải xin cha lạy mẹ, mang trầu cau, lục lễ qua rước dìa mần vợ tui...
Trên chiếc ghe nhỏ vang lên một câu hò của người con gái, mái tóc thước tha tuôn dài bồng bềnh như mây trời, làn da người con gái mặn mà của phù sa miệt sông nước miền tây, câu hò nghe ngọt lịm, nó như rót mật vào cái lỗ tai con người ta nghe thấy. Cô gái tên Hạnh tánh nết lại dịu dàng duyên dáng, cô sống bằng nghề buôn bán trên ghe. Với điệu hò, một giọng ca sâu lắng ngọt ngào, mà vẻ đẹp sắc nước hương trời, trong vùng ai cũng gọi Hạnh là hoa hậu miệt vườn. Có ông Phúc đi ghe về miệt này bán vải, mê sắc, mê thanh của cô mà đeo đuổi, đeo như đĩa suốt mấy năm trời mới tính tới cái chuyện trầu cau...
- Thôi, giờ này mà ông còn lôi cái chuyện xưa để nhớ, tui biết tui đẹp á rồi mà.
- Xời xời, ừa mấy người là đẹp nhứt xứ rồi.. ủa ta mà sau nay thằng Long chưa có dìa nữa, học gì mà ra trễ quá cà!
- Ừa ông, nay con nó tới nhà hơi trễ thiệt, mừ chắc tới giờ đây nè!
Ông bà già vừa nhắc thì thằng nhỏ cũng vừa về tới, nó ráng giả bộ là vui để giấu đi cái con điểm. Mẹ Long hỏi hôm nay đi học có gì vui hong kể cho cha mẹ nghe, nó nói cũng bình thường à, hong có gì, thôi vào ăn cơm.
Nay mẹ có mần món thịt kho hột vịt, Long thích lắm, vừa gắp cái trứng bỏ vào chén thì nghe ở ngoài có tiếng vọng vào, "Long ơi, có nhà hong?", không biết ai, Long cũng vọng ra là có, cái nghe cái tiếng: "Tao Quy nè, mày chép bài phạt chưa, chép chung với tao nè bây". Thằng nhỏ ngơ ngát, cái trứng hột vịt định cắn một cái thì duột rớt xuống cái chén, nghe mà đổ mồ hôi hột.
Thằng Quy ra tới nhà sau, nó chào cả nhà, thấy cả nhà đang ăn cơm, nó nói: "Con định kiếm Long để rủ nó chép bài phạt chung à, mà cả nhà ăn cơm rồi, con gặp nó sau cũng được, cả nhà ăn cơm ngon miệng."
Thằng trời đánh, nó chúc ngon miệng mà nó nói câu chép phạt trước mặt ông già, lúc này bàn cơm có vẻ thay đổi không khí hẳn, ông già thì nhìn chằm chằm vào Long, Long thấy không có dấu được nữa rồi, biết ngày tàn cũng tới, bà Hạnh thì muốn lơ đi chuyện mời Quy ăn cơm. Thằng bé nói thôi, rồi xin phép về. Ông Phúc lúc này kêu Quy ở lại hỏi thăm, chép phạt vụ gì, thì nó nói toán ai dưới trung bình thì cô bắt chép phạt hai tờ giấy công thức, hai đứa bốn điểm nên phải chép, nên nó muốn rủ Long chép chung. Ông nghe thằng nhỏ bốn điểm mà tức, ông dọng đôi đũa xuống, rồi đứng lên mà rày Long.
Thấy hông ổn, Quy xin phép về trước. Lúc này, ông lôi thằng Long ra đánh, nhưng bà Hạnh cản dữ lắm, nói trời quánh tránh bữa ăn, với từ từ mà hỏi rõ coi sao, ở đó mà cứ đánh con. Ông tức quá mà chửi luôn bà "Hồi đó tới giờ tui dạy nó là bà cản, rồi sau này nó dốt nát, nó hư nó hỏng, nó đầu đường xó chợ, nó mang tai mang họa dìa thì bà cản cho tui nghe chưa!". Xong ông bỏ vào buồng nằm. Ở ngoài bà Hạnh dìu Phúc lên ăn cơm tiếp.
Tối đó bà hát ru cho Phúc ngủ, cũng là điệu hò ngọt ngào thân quen đó:
"Hò... Ơi...
Dí dầu cầu dán đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo... mà... gập ghềnh khó đi,
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học... ờ... hò... ơ..."
Con đi trường học, thì mẹ đi trường đời...
Nghe hết câu hò Long bật dậy nói với mẹ:
- Mẹ của Long hò hay quá à, mẹ hò ngọt như mía lùi vậy á, con muốn nghe mẹ hò quài quài luôn, con phải nói là ở bên mẹ con mới được là đứa trẻ hạnh phúc nhất. Mẹ ơi, mẹ hò cho Long nghe quài quài luôn nha mẹ! Con hứa á hả, sau này con phải học thật giỏi, con sẽ thật ngoan, rồi con thành tài sẽ chăm sóc cho mẹ, rồi cho cha nữa, con thương mẹ nhiều lắm!
- Tổ cha bây, nay biết nịn nữa. Hứa là phải nhớ đó nghe, mẹ sẽ chờ cái ngày bây thành tài, đỗ đạt
- Dạ, Long sẽ nuôi mẹ với cha, mua cua cho cha mẹ ăn quài luôn.
Nghe con nói bà Hạnh xúc động lắm, ánh mắt hồn nhiên của đứa con nhìn bà, nó nói một cái câu mà nghe mát lòng mát dạ, có đứa con à, mà nghe nó nói vậy cũng vui trong lòng:
- Nói chớ cha mẹ đâu có cần con nuôi cha mẹ, bây chỉ cần có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ là cha mẹ khỏe rồi con. Ăn cơm với muối, mà nhìn con mình ăn với cua cũng thấy ngon, chớ mà cha mẹ ăn cua nhìn con ăn cơm với muối, lúc đó con cua nó mặn mà đắng nữa á con!
- Dạ con hiểu mà mẹ – Thằng bé cười với mẹ nó.
- Ừa, à nè Long, chiều cha bây có rày vụ điểm, con đừng có buồn nghen hông, mẹ biết bữa đó con bệnh mần hông được, nữa ráng lên nghen. Nói chớ hồi đó toán cha con ổng có hai điểm chớ nhiêu, mẹ thì có ba điểm hà – Bà vừa động viên con, vừa cười.
Thằng nhỏ cũng cười:
- Ủa, sao cha mẹ điểm nhỏ dạ, Long học hơn cha mẹ ời!
- Ờ, tại vì, vì cha mẹ hong học cao hơn con, à mà thôi nè, giờ ngủ he.
Bà vừa hò, tay vuốt tóc, tay quạt cho con. Mắt bà nhìn con mà ngấn lệ, có lẽ bà vui vì con mình nay đã lớn, nó ngoan hiền lễ phép, nó biết nghĩ cho cha cho mẹ, nó cố gắng từng ngày, và nó phải chịu áp lực của chồng nữa.
Thương con thì thương, chồng thương thì thương, nhưng bà cũng sợ mỗi khi ổng nổi cơn lên thì đòn roi đánh lên thằng nhỏ, ổng thương con cái kiểu gì mà toàn quánh với rày, cứ lôi câu thương cho roi cho giọt ra mà nói...
- Mày thì biết cái giống ôn gì, thương cho roi cho giọt, ghét cho ngọt cho bùi, cũng tại mày, mày chiều nó riết nó hư, ông bà ta nói đâu có sai, con hư là tại mẹ. Mẹ nó! Suốt ngày cứ bao bọc, tới bây giờ nó hư hỏng, hồi đó tao biết sẽ có cái ngày này lắm mà. Rồi đó Hạnh, mày nhìn đi, thằng con mày đó, bây giờ nó sa ngã, rượu chè, cờ bạc, nó mang nợ dìa cho mày đó, mày trả đi!
- Ông ơi tui lạy ông mà! – Bà Hạnh vừa lạy vừa xin.
Nghe tin Long thiếu nợ cờ bạc, ông Phúc giận dữ lắm, ổng đánh chửi bà Hạnh, rồi kêu thằng Long ra mà dạy dỗ. Nhớ cái cảnh bảy năm trước Long ngoan hiền bao nhiêu, rồi hôm nay nó ăn chơi lêu lỏng, theo đám bạn xấu sanh ra hư hỏng bấy nhiêu, bà Hạnh cũng chỉ biết khóc, bà khóc dữ lắm, nhưng có một điều, trong thân tâm người mẹ này, là đứa con của bà vẫn còn là một đứa con ngoan hiền.
Thằng Long quải cái bị đen, nó đi ra ngoài, ông già kéo nó lại mà chửi:
- Bà mẹ mày, mày đi đâu, mày là cái thứ con oan nghiệt, nuôi mày chỉ có mà chuốt cái khổ cho thân già này!
Long nó gạt tay, nó nói:
- Đi làm trả nợ chớ sao, hỏng lẽ ở nhà nghe ông hành xác? Nhiều chuyện quá, tránh ra coi!
Ông tán vô mặt một cái, ổng nói:
- Mày ngon mày đi luôn nghe con, cái nhà này không chứa chấp cái thứ trôi sông lạc chợ như mày, đồ ăn hại, cái thứ mất dạy, cờ bạc, rượu chè, mày ngon thì mày đi luôn, cái nhà này không có chứa chấp cái thứ như mày!
Bà Hạnh chỉ biết khóc, rồi ôm chân mà cầu xin chồng con đừng cãi nhau nữa, cái cảnh mà cha con chửi bới nhau trước mặt bà làm tim gan bà như thắt lại, trước mặt là cái cảnh mà xưa nay bà không bao giờ nghĩ, không nghĩ, và không thể nghĩ rằng nó sẽ xảy ra trong gia đình của mình, với đứa con ngoan hiền của mình.
- Ông bà nhớ đó, tui đi, tui đi luôn! – Thằng Long nó nhìn thẳng vào ông bà già.
Nghe con nói ông già tức lắm:
- Mày đi luôn cho tao, mày mà bước một bước vô cái nhà này, tao đập què dò
Rồi Long ra đi, đi trong tiếng chửi của cha và tiếng khóc thương của mẹ, câu cuối mẹ nhắn Long rằng:
- Đi chiều về nha con, mẹ chờ con về ăn cơm.
Chửi thì chửi, đánh thì đánh, nhưng không có người cha, người mẹ nào mà bỏ con mình được, ông Phúc lẳng lặng vào trong buồng, mở cái tủ, lôi cái hộp cũ kĩ ra, rồi mở cả chục tuồng giấy báo để định lấy tiền, cái tiền mà ông giành giụm để lo cho thằng Long học đại học, với trị cái bệnh tim cho ông.
Ông bà giữ kĩ lắm, rồi mở ra, ông mới tá hỏa là không còn cắc bạc nào hết, ông mới la lên, bà Hạnh từ ngoài chạy vô buồng xem, thì bà cũng giật mình, hai ông bà thấy có chuyện hong hay, mở cái hộp kia thì vàng bạc cũng mất, miếng đất mới mua thủ sau này ông bà trăm tuổi có chỗ mà chôn cũng mất, chỉ còn giấy tờ của cái nhà này thôi. Rồi nhớ lại, ban nảy thằng Long vội vàng đi đâu đó, nó có quải cái bị đen, chắc nó rồi ông ơi, nó lấy rồi, ông già kêu trời, ông lên cơn đau tim mà đi ngay lúc đó.
Cái cảnh ông Phúc ra đi nó diễn ra một cách vô cùng đột ngột, bà Hạnh không dám tin cái chuyện này là thật, bà ngơ ngát, đứng như trời trồng một hồi bà mới biết, con mình đã đi, chồng mình đã chết, bà khóc, khóc như đứa trẻ, bà chỉ biết gọi tên chồng và con, bà như điên loạn, khóc và khóc, gào thét trong sự tuyệt vọng, không một ai nghe thấy, nghe thấy nỗi đau đớn của bà, nỗi cô đơn, khổ tâm của một người mẹ, người vợ. Gần như kiệt quệ. Bà nhắm nghiềm mắt lại, lúc thẩn thờ như chỉ còn một cái xác không hồn, rồi một hồi, câu hò cất lên:
"Hò... Ơi...
Gió đưa cây cải về trời...
Rau răm ở lại... ờ... hò... ơi...
Rau răm ở lại, chịu đời đắng... cay..."
Tiếng hò cất lên mà thúi ruột thúi gan, nó não nề mà chua xót, câu hò tiễn đưa của người vợ mất chồng. Vừa là tiếng hát tiễn đưa, vừa là tiếng lòng một người đàn bà hiu quạnh, nó cũng là một lời oán tháng của cảnh đời đau thương. Tiếng hò vang vọng cả một không gian tĩnh lặng, cái màn chiều buông, vang lên câu ai oán tha thiết, hàng cây cũng xụp lá, mây bay trên bầu trời ngã màu sụp tối, dòng nước cứ mãi trôi, trôi vô định, tàu lá dừa cứ mãi nghiêng qua ngả lại, như tiễn đưa một con người trôi theo con nước lênh đênh.
Tiếng hò vẫn còn in đậm vào bào trời cao, hòa vào đó là tiếng con chim tời về tổ ấm, là tiếng quạ kêu, là tiếng hò của một người đàn bà vừa mất chồng, vừa mất con...
Đã Bốn năm trường, không ngày nào bà Hạnh không chờ thằng con quay về. Không biết nó sống tốt không, ăn uống ra sao, ngủ nghỉ thế nào, rồi biết phải nó còn sống, hay chôn thay nơi xứ lạ người dưng, thằng con của bà.. Nhớ cái hồi nó tốt nghiệp, nó cầm cái bằng, nó nói nó xin đi học đại học ở Sài Gòn, đi học để về nuôi cha nuôi mẹ, để có sự nghiệp, để... Để một ngày mẹ nó phải chờ trông.
Xa xa nghe tiếng bà Tư, ngước lên thấy bà tư với thằng Quy qua thăm, bả khoe con bả mới đi học đại học xa dìa, sắp ra trường, được mần Đốc tờ rồi. Bả qua thăm bà Hạnh, sẵn khoe luôn đứa con.
Miệng cười nói vui vẻ, chớ chị tư ơi sao chị ác ôn dữ thần, bà Hạnh giờ ngày nào cũng trông con trông cái, bả sống cảnh vầy mà bà nở lòng nào qua đây vậy, không thấy trong nụ cười bà Hạnh, là nước mắt đắng cay sao Tư? Nhớ con quá, bà hong kiềm được nước mắt, bà khóc trước mặt hai mẹ con bà Tư, rồi cũng an ủi vài lời, cho bà Hạnh có tin thần, xong hai mẹ con đi về.
Dí dầu cầu dán đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo... hò... ơ...
Cầu tre lắc lẻo... mà... gập ghềnh khó đi..."
Trong đầu Long ngân nga câu hò dài miên man, buồn thiu thỉu. Cái chiều buông xuống, một cái chiều đầy nỗi nhớ nhung. Hai hàng cây xôi đũa lất phất lơ phơ, theo cơn gió thu tàn. Mây trên trời xanh cứ bay xa rồi bay cao, tan theo đợt gió nhẹ. Dòng nước chảy dài mênh mông, bất tận, lục bình cứ trôi trên dòng sông kỉ niệm đầy thương nhớ. Càng nhìn cảnh quê nhà Long càng nhớ năm xưa...
Hôm nay nhà thắng nước màu, mẹ Long làm cho thằng bé cây kẹo đường, nó khoái lắm, khen miết, nói đâu là cây kẹo mẹ mần là ngon nhất trần đời, ở trường mười loại cũng không bằng mẹ Long mần đâu. Vừa ăn vừa khen, mẹ nó vui lắm, bởi thấy con mình vui, bà cũng vui lây. Ăn xong, thằng bé leo lên cái vạc đi quăng nằm học bài. Nó ngoan lắm!
Nằm học một lúc thì nghe thằng Thân con bà hai Mắm qua rủ đi câu cá, nay ở khúc sông dưới nhiều cá lớn lắm. Nghe cũng ham nên Long xin mẹ đi câu cá, mẹ kêu nó dìa sớm, nay cha đi bán về muốn cả nhà cùng ăn cơm chiều.
Cha Long đi mần xa vài ba bữa mới về một lần, dạo này làm ăn khó khăn nên về thăm hai mẹ con cũng không nhiều.
Thằng bé dạ lia lịa rồi đi chung với thằng Thân, thêm với mấy đứa trong xóm.
Câu được vài con cá, mấy đứa nhỏ thích lắm, nói là sẽ chia nhau đem về khoe mẹ. Chiều đó, tụi nhỏ rủ nhau đi xuống sông tắm cho mát rồi về, đứa nào đứa nấy nhảy xuống tắm đùng đùng, có ên thằng Long sợ về trễ bị la nên đòi về sớm, không tắm. Thằng Quy nói nếu không tắm thì không cho cá về, tụi nhóc bắt Long phải tắm chung, Long không xuống, cứ lì trên bờ, thằng út Tị tuột quần thằng Long dụ nó xuống nước, bị kéo cái quần nên anh chả đành phải nhảy xuống sông, Long thì la trả cái quần lại, đám bạn thì quăng qua quăng lại như chơi chuyền chó, tội thằng bé, tới chập tối mới được tha đi về.
Mình mẩy ướt nhẹp, ướt nhem, sìn bùn. Tay xách hai con cá về, vừa chạy vào vừa kêu mẹ. Cha Long bước ra, vẻ mặt ông nghiêm lắm, nhìn chằm chằm vào thằng nhỏ. Long thấy cha vậy, nó sợ lắm, mỗi lần nhìn thấy cha với vẻ mặt đó là nó biết có chuyện long trời lở đất, thằng nhỏ lúc này đứng lại, nhìn cha nó, rồi giơ hai con cá cho ông, nó nói cha con mới về.
Ông cha lấy hai con cá, quăng qua một bên, tán nó cái bốp, muốn say xẩm mặt mày, nó mếu máu. Ông rày nó: "Ngon thì mày ở ngoài luôn, về đây làm chi? Cơm nước mẹ mày nấu sẵn, tao với mẹ mày chờ mày về tới bây giờ! Mày la cà ở đâu tới giờ này? Mày tin hôm nay mày nhịn đói không hả? Long!"
Nghe tiếng ông rày Long, bà mẹ chạy ra, thấy thằng bé khụy xuống, bà vội vội vàng vàng chạy lại vuốt chồng kêu bớt nóng, rồi đỡ con dậy kêu vào ăn cơm. Ông chồng quay qua kêu bà đi ra, ông la tiếp: "Con người ta rảnh ở nhà học bài, còn mày thì la cà đầu đường xó chợ, học không ra cái đám ôn gì hết mà ở đó chỉ chơi với chơi, mày tin là mày nghỉ học hông con?"
Thằng bé chỉ biết lặng thinh, cúi mặt xuống không biết nói điều chi nữa hết. Bà mẹ thì cứ mãi khuyên, ông cha cứ đùng đùng giận dữ.
Xưa nay ông Phúc là vậy, ông luôn khắc khe với mọi người trong nhà và kể cả ông, trịch ý một cái là ông sẽ xử cho mà nhớ, ông luôn bắt vợ con phải làm theo những gì đưa ra. Bà Hạnh và Long sợ ông lắm.
Nói thì ngoài mặt là vậy nhưng bên trong ông rất yêu thương vợ con, chỉ là không ai nhìn thấy được. Ông luôn hy sinh thầm lặng để cho hai mẹ con được đầy đủ và hạnh phúc nhất có thể. Ông rất kì vọng vào Long, nên áp lực học tập của thằng bé rất lớn.
Ngày hôm nay cô giáo phát bài kiểm tra môn toán, Long làm bài không được, thằng bé chỉ vừa vỏn vẹn bốn điểm, nó biết kì này về là cha nó đánh chết, bởi đó giờ có cái vụ dưới trung bình á đâu. Bài phát ra là buồn cả ngày đi học. Rồi nay cô cho về sớm, đám bạn rủ nhau thả diều. Thôi thì lỡ rồi, đi để cho thoải mái, ngắm mây trời cho thư thả rồi về gặp ông già sau.
Diều bay cao lắm, những cánh diều tự do bay cao và bay xa, trên bầu trời xanh có chút ngã vàng của nắng chiều, những đám mây trôi êm nhẹ, in lên nền trời là những cánh diều cỏn con, lượn bay theo gió, gió hôm nay đủ lớn để những con diều chấp cánh bay lên, tự do và vô cùng tự do. Nhưng có điều dù thấy con diều đã bay cao, bay xa, bay tự do trên nền trời bao la bất tận, nhưng vẫn có một sợi dây níu nó lại, và một khi không bị giữ nữa nó sẽ bị tha phương, vô định, nó tự do vô cùng, tùy tiện vô cùng khi không có sợi dây, nhưng đó sẽ là sự mất mát, đó là sự lạc lối trên cái nền trời rộng lớn ấy, rồi một ngày tắt gió, một giờ tắt gió, một phút tắt đó, và một giây nào đó hết gió, con diều sẽ hạ cánh và rơi xuống đất, đặc biệt là sẽ không thể bay lên nữa, và sẽ không ai nhìn thấy con diều trên nền trời rộng lớn này nữa.
Tới giờ về, lo thu dây diều nên có hơi trễ một chút, Long lủi thủi về nhà...
Ông Phúc say sưa với giọng hò ngọt ngào êm ái của bà Hạnh, giọng hò mà ai nghe cũng phải nở lòng, nó ngọt như thế ai nỡ bỏ qua mà không đứng lại lắng tai nghe vài câu
"Gió đưa cây cải về trời...
Rau răm ở lại... ờ... hò... ơi...
Rau răm ở lại, chịu đời đắng... cay..."
- Dậy, dậy coi nè!
- Chèn ơi, nghe đang hay mà dậy cái gì hỏng biết!
- Ông nằm nảy giờ tê cẳng muốn chết hà. Sao, nay tui hò sao, nghe có hay á hôn?
- Chèn ơi, dở chết, hay ho gì á đâu.
- Hứ, ờ dở tệ, ờ, nữa á hả ông chết tui hong có mà hò cho nghe á đâu, tới đó ở dưới, nhớ, rồi kêu mấy con đầu trâu mặt ngựa hò cho mà nghe.
- Chèn đét ơi, giận gì hỏng biết nữa à, hoàng hậu ơi... Ý hỏng phải, hoa hậu miệt vườn ơi, tui thương bà mà, nảy dỡn á mà...
- Xía, thương thiệt á hông?
- Ời ơi, hong thiệt, hong thiệt mừ tui cưới bà mần cái chi. Nhớ ngày xưa ai kia mang cái danh bông hậu miệt vườn, tui phải xin cha lạy mẹ, mang trầu cau, lục lễ qua rước dìa mần vợ tui...
Trên chiếc ghe nhỏ vang lên một câu hò của người con gái, mái tóc thước tha tuôn dài bồng bềnh như mây trời, làn da người con gái mặn mà của phù sa miệt sông nước miền tây, câu hò nghe ngọt lịm, nó như rót mật vào cái lỗ tai con người ta nghe thấy. Cô gái tên Hạnh tánh nết lại dịu dàng duyên dáng, cô sống bằng nghề buôn bán trên ghe. Với điệu hò, một giọng ca sâu lắng ngọt ngào, mà vẻ đẹp sắc nước hương trời, trong vùng ai cũng gọi Hạnh là hoa hậu miệt vườn. Có ông Phúc đi ghe về miệt này bán vải, mê sắc, mê thanh của cô mà đeo đuổi, đeo như đĩa suốt mấy năm trời mới tính tới cái chuyện trầu cau...
- Thôi, giờ này mà ông còn lôi cái chuyện xưa để nhớ, tui biết tui đẹp á rồi mà.
- Xời xời, ừa mấy người là đẹp nhứt xứ rồi.. ủa ta mà sau nay thằng Long chưa có dìa nữa, học gì mà ra trễ quá cà!
- Ừa ông, nay con nó tới nhà hơi trễ thiệt, mừ chắc tới giờ đây nè!
Ông bà già vừa nhắc thì thằng nhỏ cũng vừa về tới, nó ráng giả bộ là vui để giấu đi cái con điểm. Mẹ Long hỏi hôm nay đi học có gì vui hong kể cho cha mẹ nghe, nó nói cũng bình thường à, hong có gì, thôi vào ăn cơm.
Nay mẹ có mần món thịt kho hột vịt, Long thích lắm, vừa gắp cái trứng bỏ vào chén thì nghe ở ngoài có tiếng vọng vào, "Long ơi, có nhà hong?", không biết ai, Long cũng vọng ra là có, cái nghe cái tiếng: "Tao Quy nè, mày chép bài phạt chưa, chép chung với tao nè bây". Thằng nhỏ ngơ ngát, cái trứng hột vịt định cắn một cái thì duột rớt xuống cái chén, nghe mà đổ mồ hôi hột.
Thằng Quy ra tới nhà sau, nó chào cả nhà, thấy cả nhà đang ăn cơm, nó nói: "Con định kiếm Long để rủ nó chép bài phạt chung à, mà cả nhà ăn cơm rồi, con gặp nó sau cũng được, cả nhà ăn cơm ngon miệng."
Thằng trời đánh, nó chúc ngon miệng mà nó nói câu chép phạt trước mặt ông già, lúc này bàn cơm có vẻ thay đổi không khí hẳn, ông già thì nhìn chằm chằm vào Long, Long thấy không có dấu được nữa rồi, biết ngày tàn cũng tới, bà Hạnh thì muốn lơ đi chuyện mời Quy ăn cơm. Thằng bé nói thôi, rồi xin phép về. Ông Phúc lúc này kêu Quy ở lại hỏi thăm, chép phạt vụ gì, thì nó nói toán ai dưới trung bình thì cô bắt chép phạt hai tờ giấy công thức, hai đứa bốn điểm nên phải chép, nên nó muốn rủ Long chép chung. Ông nghe thằng nhỏ bốn điểm mà tức, ông dọng đôi đũa xuống, rồi đứng lên mà rày Long.
Thấy hông ổn, Quy xin phép về trước. Lúc này, ông lôi thằng Long ra đánh, nhưng bà Hạnh cản dữ lắm, nói trời quánh tránh bữa ăn, với từ từ mà hỏi rõ coi sao, ở đó mà cứ đánh con. Ông tức quá mà chửi luôn bà "Hồi đó tới giờ tui dạy nó là bà cản, rồi sau này nó dốt nát, nó hư nó hỏng, nó đầu đường xó chợ, nó mang tai mang họa dìa thì bà cản cho tui nghe chưa!". Xong ông bỏ vào buồng nằm. Ở ngoài bà Hạnh dìu Phúc lên ăn cơm tiếp.
Tối đó bà hát ru cho Phúc ngủ, cũng là điệu hò ngọt ngào thân quen đó:
"Hò... Ơi...
Dí dầu cầu dán đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo... mà... gập ghềnh khó đi,
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học... ờ... hò... ơ..."
Con đi trường học, thì mẹ đi trường đời...
Nghe hết câu hò Long bật dậy nói với mẹ:
- Mẹ của Long hò hay quá à, mẹ hò ngọt như mía lùi vậy á, con muốn nghe mẹ hò quài quài luôn, con phải nói là ở bên mẹ con mới được là đứa trẻ hạnh phúc nhất. Mẹ ơi, mẹ hò cho Long nghe quài quài luôn nha mẹ! Con hứa á hả, sau này con phải học thật giỏi, con sẽ thật ngoan, rồi con thành tài sẽ chăm sóc cho mẹ, rồi cho cha nữa, con thương mẹ nhiều lắm!
- Tổ cha bây, nay biết nịn nữa. Hứa là phải nhớ đó nghe, mẹ sẽ chờ cái ngày bây thành tài, đỗ đạt
- Dạ, Long sẽ nuôi mẹ với cha, mua cua cho cha mẹ ăn quài luôn.
Nghe con nói bà Hạnh xúc động lắm, ánh mắt hồn nhiên của đứa con nhìn bà, nó nói một cái câu mà nghe mát lòng mát dạ, có đứa con à, mà nghe nó nói vậy cũng vui trong lòng:
- Nói chớ cha mẹ đâu có cần con nuôi cha mẹ, bây chỉ cần có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ là cha mẹ khỏe rồi con. Ăn cơm với muối, mà nhìn con mình ăn với cua cũng thấy ngon, chớ mà cha mẹ ăn cua nhìn con ăn cơm với muối, lúc đó con cua nó mặn mà đắng nữa á con!
- Dạ con hiểu mà mẹ – Thằng bé cười với mẹ nó.
- Ừa, à nè Long, chiều cha bây có rày vụ điểm, con đừng có buồn nghen hông, mẹ biết bữa đó con bệnh mần hông được, nữa ráng lên nghen. Nói chớ hồi đó toán cha con ổng có hai điểm chớ nhiêu, mẹ thì có ba điểm hà – Bà vừa động viên con, vừa cười.
Thằng nhỏ cũng cười:
- Ủa, sao cha mẹ điểm nhỏ dạ, Long học hơn cha mẹ ời!
- Ờ, tại vì, vì cha mẹ hong học cao hơn con, à mà thôi nè, giờ ngủ he.
Bà vừa hò, tay vuốt tóc, tay quạt cho con. Mắt bà nhìn con mà ngấn lệ, có lẽ bà vui vì con mình nay đã lớn, nó ngoan hiền lễ phép, nó biết nghĩ cho cha cho mẹ, nó cố gắng từng ngày, và nó phải chịu áp lực của chồng nữa.
Thương con thì thương, chồng thương thì thương, nhưng bà cũng sợ mỗi khi ổng nổi cơn lên thì đòn roi đánh lên thằng nhỏ, ổng thương con cái kiểu gì mà toàn quánh với rày, cứ lôi câu thương cho roi cho giọt ra mà nói...
- Mày thì biết cái giống ôn gì, thương cho roi cho giọt, ghét cho ngọt cho bùi, cũng tại mày, mày chiều nó riết nó hư, ông bà ta nói đâu có sai, con hư là tại mẹ. Mẹ nó! Suốt ngày cứ bao bọc, tới bây giờ nó hư hỏng, hồi đó tao biết sẽ có cái ngày này lắm mà. Rồi đó Hạnh, mày nhìn đi, thằng con mày đó, bây giờ nó sa ngã, rượu chè, cờ bạc, nó mang nợ dìa cho mày đó, mày trả đi!
- Ông ơi tui lạy ông mà! – Bà Hạnh vừa lạy vừa xin.
Nghe tin Long thiếu nợ cờ bạc, ông Phúc giận dữ lắm, ổng đánh chửi bà Hạnh, rồi kêu thằng Long ra mà dạy dỗ. Nhớ cái cảnh bảy năm trước Long ngoan hiền bao nhiêu, rồi hôm nay nó ăn chơi lêu lỏng, theo đám bạn xấu sanh ra hư hỏng bấy nhiêu, bà Hạnh cũng chỉ biết khóc, bà khóc dữ lắm, nhưng có một điều, trong thân tâm người mẹ này, là đứa con của bà vẫn còn là một đứa con ngoan hiền.
Thằng Long quải cái bị đen, nó đi ra ngoài, ông già kéo nó lại mà chửi:
- Bà mẹ mày, mày đi đâu, mày là cái thứ con oan nghiệt, nuôi mày chỉ có mà chuốt cái khổ cho thân già này!
Long nó gạt tay, nó nói:
- Đi làm trả nợ chớ sao, hỏng lẽ ở nhà nghe ông hành xác? Nhiều chuyện quá, tránh ra coi!
Ông tán vô mặt một cái, ổng nói:
- Mày ngon mày đi luôn nghe con, cái nhà này không chứa chấp cái thứ trôi sông lạc chợ như mày, đồ ăn hại, cái thứ mất dạy, cờ bạc, rượu chè, mày ngon thì mày đi luôn, cái nhà này không có chứa chấp cái thứ như mày!
Bà Hạnh chỉ biết khóc, rồi ôm chân mà cầu xin chồng con đừng cãi nhau nữa, cái cảnh mà cha con chửi bới nhau trước mặt bà làm tim gan bà như thắt lại, trước mặt là cái cảnh mà xưa nay bà không bao giờ nghĩ, không nghĩ, và không thể nghĩ rằng nó sẽ xảy ra trong gia đình của mình, với đứa con ngoan hiền của mình.
- Ông bà nhớ đó, tui đi, tui đi luôn! – Thằng Long nó nhìn thẳng vào ông bà già.
Nghe con nói ông già tức lắm:
- Mày đi luôn cho tao, mày mà bước một bước vô cái nhà này, tao đập què dò
Rồi Long ra đi, đi trong tiếng chửi của cha và tiếng khóc thương của mẹ, câu cuối mẹ nhắn Long rằng:
- Đi chiều về nha con, mẹ chờ con về ăn cơm.
Chửi thì chửi, đánh thì đánh, nhưng không có người cha, người mẹ nào mà bỏ con mình được, ông Phúc lẳng lặng vào trong buồng, mở cái tủ, lôi cái hộp cũ kĩ ra, rồi mở cả chục tuồng giấy báo để định lấy tiền, cái tiền mà ông giành giụm để lo cho thằng Long học đại học, với trị cái bệnh tim cho ông.
Ông bà giữ kĩ lắm, rồi mở ra, ông mới tá hỏa là không còn cắc bạc nào hết, ông mới la lên, bà Hạnh từ ngoài chạy vô buồng xem, thì bà cũng giật mình, hai ông bà thấy có chuyện hong hay, mở cái hộp kia thì vàng bạc cũng mất, miếng đất mới mua thủ sau này ông bà trăm tuổi có chỗ mà chôn cũng mất, chỉ còn giấy tờ của cái nhà này thôi. Rồi nhớ lại, ban nảy thằng Long vội vàng đi đâu đó, nó có quải cái bị đen, chắc nó rồi ông ơi, nó lấy rồi, ông già kêu trời, ông lên cơn đau tim mà đi ngay lúc đó.
Cái cảnh ông Phúc ra đi nó diễn ra một cách vô cùng đột ngột, bà Hạnh không dám tin cái chuyện này là thật, bà ngơ ngát, đứng như trời trồng một hồi bà mới biết, con mình đã đi, chồng mình đã chết, bà khóc, khóc như đứa trẻ, bà chỉ biết gọi tên chồng và con, bà như điên loạn, khóc và khóc, gào thét trong sự tuyệt vọng, không một ai nghe thấy, nghe thấy nỗi đau đớn của bà, nỗi cô đơn, khổ tâm của một người mẹ, người vợ. Gần như kiệt quệ. Bà nhắm nghiềm mắt lại, lúc thẩn thờ như chỉ còn một cái xác không hồn, rồi một hồi, câu hò cất lên:
"Hò... Ơi...
Gió đưa cây cải về trời...
Rau răm ở lại... ờ... hò... ơi...
Rau răm ở lại, chịu đời đắng... cay..."
Tiếng hò cất lên mà thúi ruột thúi gan, nó não nề mà chua xót, câu hò tiễn đưa của người vợ mất chồng. Vừa là tiếng hát tiễn đưa, vừa là tiếng lòng một người đàn bà hiu quạnh, nó cũng là một lời oán tháng của cảnh đời đau thương. Tiếng hò vang vọng cả một không gian tĩnh lặng, cái màn chiều buông, vang lên câu ai oán tha thiết, hàng cây cũng xụp lá, mây bay trên bầu trời ngã màu sụp tối, dòng nước cứ mãi trôi, trôi vô định, tàu lá dừa cứ mãi nghiêng qua ngả lại, như tiễn đưa một con người trôi theo con nước lênh đênh.
Tiếng hò vẫn còn in đậm vào bào trời cao, hòa vào đó là tiếng con chim tời về tổ ấm, là tiếng quạ kêu, là tiếng hò của một người đàn bà vừa mất chồng, vừa mất con...
Đã Bốn năm trường, không ngày nào bà Hạnh không chờ thằng con quay về. Không biết nó sống tốt không, ăn uống ra sao, ngủ nghỉ thế nào, rồi biết phải nó còn sống, hay chôn thay nơi xứ lạ người dưng, thằng con của bà.. Nhớ cái hồi nó tốt nghiệp, nó cầm cái bằng, nó nói nó xin đi học đại học ở Sài Gòn, đi học để về nuôi cha nuôi mẹ, để có sự nghiệp, để... Để một ngày mẹ nó phải chờ trông.
Xa xa nghe tiếng bà Tư, ngước lên thấy bà tư với thằng Quy qua thăm, bả khoe con bả mới đi học đại học xa dìa, sắp ra trường, được mần Đốc tờ rồi. Bả qua thăm bà Hạnh, sẵn khoe luôn đứa con.
Miệng cười nói vui vẻ, chớ chị tư ơi sao chị ác ôn dữ thần, bà Hạnh giờ ngày nào cũng trông con trông cái, bả sống cảnh vầy mà bà nở lòng nào qua đây vậy, không thấy trong nụ cười bà Hạnh, là nước mắt đắng cay sao Tư? Nhớ con quá, bà hong kiềm được nước mắt, bà khóc trước mặt hai mẹ con bà Tư, rồi cũng an ủi vài lời, cho bà Hạnh có tin thần, xong hai mẹ con đi về.
Nói ganh tị thì có, nhưng bà cũng mừng cho chị, có đứa con vầy cũng không có khổ, hồi nhỏ thì nó quậy sao lớn thằng Quy ngoan quá, giỏi quá, nhìn lại mình, thằng Long... Bà Hạnh không cam lòng...
Sáng bữa sau nghe bà Tư với bà Tám Mắm có gặp thằng Long ở đồn công an, nghe đâu quánh lộn rồi bị bắt. Bà Hạnh mừng vì nghe tin con, nhưng không tin vì bà nghĩ Long nó ngoan lắm, không có cái vụ mà quánh lộn rồi bị bắt. Bán tín, bán nghi, mà cũng theo hai bà kia lên coi sao.
Trời phật ơi đúng là thằng Long, con bà chứ ai. Lòng bà mừng dữ lắm, coi như là chờ cái ngày gặp mặt con như lúa hạn chờ mưa, gặp rồi lòng bà như sống dậy, người bà máu chảy đến tê, nước mắt cứ tự nhiên mà chảy, mặt bà lúc đó không thể tả được vui hay buồn nữa, bà kêu: "Long!". Thằng Long vừa trong đồn bước ra, thấy mẹ, tưởng chừng nó lại ôm mẹ nó, nhưng không, nó nhìn một hồi rồi bỏ đi. Bà cố níu nó, nó quăng tay bà ra: "Bà là ai? Đi ra, tui hong quen bà!", rồi nó đi. Sau nó là một đám xăm mình, chắc là đàn em của nó.
Lúc này bà Hạnh hụt hẫng hoàn toàn, chân tay run rẩy, bà ngã khụy xuống, ngơ ngát nhìn con đi, như cái ngày hôm đó nó ra đi vậy, bóng dáng con bà mất mất dần, mắt bà khép lại.
Bà Hạnh tỉnh dậy trong cơn mơ màng, miệng luôn gọi Long ơi! Con ơi! Mẹ chờ con! Mẹ nhớ con! Rồi bà nghe được tiếng dạ con đây, Long đây.
Bà như xỉn rượu, tiếng nói đó như liều thuốc giải rượu, bà mở mắt, thì trước mặt bà là đứa con, là thằng Long mà suốt mấy năm trường bà vẫn đợi, là đứa con ngoan của bà, Long.
Lúc này bà như không còn đau bệnh, dù bà đuối sức và xỉu đã một ngày một đêm. Bà ngồi dậy mà ôm con, mà chào con bằng nước mắt, bà hôn Long như lúc nhỏ vậy, bà hỏi thăm con, vuốt ve. Như mỗi đứa con dù như thế nào, dù lớn hay nhỏ thì cuối cùng trong mắt người mẹ, đứa con đó chỉ là một đứa trẻ lên ba, còn dại khờ, còn đáng yêu, còn cần hơi ấm của người mạ, và phải có mẹ, mẹ phải có con.
Ở với mẹ một thời gian, bà Hạnh nhìn con đúng là thằng Long ngoan hiền lúc trước, tới bây giờ nó vẫn muốn nghe câu hò của mẹ, muốn ăn nồi thịt kho hột vịt của mẹ nấu.
Hôm nay được mẹ sai đi chợ, mua chục trứng với miếng thịt về mẹ kho cho ăn, nó đi ngay.
Ở nhà đang quét sân, bỗng ở đâu có mấy đứa xăm mình đến, nó đập rào xông vô hỏi bà Hạnh, thằng Long đâu, trả nợ cho tụi tui! Bà trơ mắt nhìn bọn giang hồ này, không biết nó tìm thằng Long mần gì? Nợ gì mà trả? Bà mới hỏi lại
- Nợ gì mà nợ, thằng Long tui ngoan lắm, làm gì mà mắc nợ mấy chú!
- Tụi tui đánh bài thua, thiếu nợ, Long là người trả, bà là mẹ nó đúng không? Đưa tiền liền đây!
- Mấy chú kiếm lộn người rồi con tui không có vậy đâu, nó ngoan lắm! Đến giờ bà vẫn chấp niệm với cái ngoan của con bà, bà không biết gì và cũng không muốn biết gì cả, tụi giang hồ hối thúc bà lấy tiền đưa, bà không lấy, nó cứ ép.
Lúc này Long vừa về, bà Hạnh nói với con, nó nói:
- Thì nó kêu sao bà mần vậy đi, nảy giờ tui tưởng bà đưa tiền cho nó rồi chớ!
Bà Hạnh ngỡ ngàng khi nghe con nói vậy, bà chưa kịp tỉnh thì nghe con nói tiếp:
- Nhìn gì nữa mẹ, thì con thiếu nợ, con kêu tụi nó lại đây lấy đó. Mấy nay ở nhà thấy bà đi mần cũng có tiền mà, với cấp trước nghe đâu bán được mấy con heo đó, giờ đưa tiền cho tui trả nợ đi!
- Long, con nói vậy là sao, trời ơi chuyện là sao vậy Long? – Mắt bà dòm nó, bà không biết gì hết.
- Thì có gì đâu bà già, tui là đại ca tụi nó, tụi nó là anh em tui, nó đi chơi lỡ thiếu miếng nợ, thì tui là anh mà, tui phải trả cho tụi nó thôi. Trong lúc khó khăn, thì tui nhớ tới mẹ, tui mới về báo hiếu cho mẹ nè. Mấy nay thấy Long ngoan hong, giờ mẹ cho tiền Long trả nợ đi mẹ ha! – Nó kể lại đầu đuôi, giọng nói nghe như không còn là một đứa con đang nói chuyện với mẹ nữa.
Bà nghe con nói mà tim quặng đau như cắt, khóe mắt đỏ hoe, không ngờ nó về để nó đòi tiền mẹ, thằng con ngoan hiền của bà giờ là đại ca, đúng cái đầu đường xó chợ, nó báo nợ về cho bà già trả, trời coi có thương không?
- Ông ơi, ông ngước xuống mà coi, thằng con của mình nè, trời ơi, phải hồi đó tui cho ông dạy, để giờ đâu có khổ, gia đình này... Long ơi, sao con...
- Thôi đi, ổng chết rồi, bà nhắc mần giống gì vậy? Giờ bà có đưa tiền cho tui không?
- Mẹ làm gì có tiền hả con?
Nó chỉ vào căn nhà lụp xụp:
- Kìa bà già cái nhà này hong có nhiêu, chớ tính luôn miếng đất này cũng bộn, bà bán đi!
- Bán rồi mẹ ở đâu hả con, rồi con ở đâu, gia đình mình ở đâu?
- Ở đâu thì ở, gia đình hả? Đây nè, đây mới là gia đình, là anh em của tôi nè! – Vừa nói nó vừa chỉ vào đám giang hồ.
Lúc này bà Hạnh lòng như thắt lại bà không nói được câu nào nữa, chỉ biết khóc. Thằng Long nó nói:
- Bà Hạnh, tui nói thiệt, trên đời tui chán ghét nhất hai điều, thứ nhất là những lời chửi bới, cay nghiệt, hành hạ mà được coi là thương yêu của ông già Phúc. Thứ hai, là cái điệu hò sến súa được coi là hay ho, ngọt ngào của bà, nghe nó như đổ nước đìa vô tai tui vậy đó, nó dở ẹc, hỏng có hay
Tới đó, bà hạnh nghe như sét đánh ngang tai, bà khụy xuống mà khóc.
Thằng Long cứ nói miết, nó đòi tiền, nó hỏi bà cất tiền vàng, sổ nhà, sổ đất ở đâu để nó lấy, bà cứ khóc, nó cứ dằn vặt bà. Nó nói thêm một câu:
- Nè, nếu không có tiền, là tui chết, chết cho bà vừa lòng, tụi nó chém tui chết, bà muốn tui chết đúng hong? Đúng hong?
Nghe con nói bà lau nước mắt, vào trong lấy tiền. Bởi tình thương con bà chẳng còn biết gì nữa, bà đi ngay, đi lấy ngay, Long ơi con đừng chết, để mẹ lấy tiền. Bà vét hết của cải đem ra mà đưa cho con, bà viết giấy, kí giấy giao lại miếng đất mà cả đời hai ông bà có được. Vừa đưa nó, nó lấy đưa lại cho đàn em nó. Rồi quay lại như là thương yêu mẹ mình.
Đằng sau, cái thằng được coi là cánh tay phải đắt lực của Long, thực chất nó thù thằng này lắm, vì lúc trước đáng lý cái ghế đại ca là của nó, nhưng vì cái gì đó mà thằng Long hưởng trọn.
Phía sau nó rút ra con dao, bởi nó biết thằng này chết, đống tiền vàng đất đai là của nó, tới đó nó sẽ làm đại ca.
Nó vung dao lên, bà Hạnh vừa ngước lên lau nước mắt, bà nhìn thấy, bà ôm Long và xoay người lại. Nhát dao đó bà đỡ cho Long toàn bộ. Một cái khoảng khắc không thể nào quên, cả Long là đám anh em như ruột thịt của nó lại vung dao đâm nó, mà người đỡ dao lại là mẹ của nó.
Đầu óc lúc này của Long cả trăm ngàn câu hỏi, nó không biết vì sao anh em lại làm vậy, không thể ngờ. Và cuối cùng người chết thay nó là mẹ. Thằng đàn em buông một câu:
- Mày làm đại ca lâu nay đã đủ rồi, giờ phải là tao. Mà mày mạng lớn không chết, hay!
- Tụi khốn nạn, mày nhớ thằng Long này, lũ chó! – Nó trừng mắt, nhe răng mà mắng đám giang hồ.
Long nhìn như muốn ăn tươi nuốt sống, muốn đâm chết từng đứa từng đứa một. Nhưng vòng tay Long còn ôm mẹ.
Quay lại nhìn mẹ, miệng bà luôn hỏi: "Long ơi con có sao không? Long ơi mẹ đây! Long ơi!"
Long quát:
- Ai mượn, ai mượn bà đỡ cho tui, hả? Ai mượn bà? Hả bà Hạnh, sao bà đỡ cho con? – Nó ứa nước mắt mà la mẹ.
Bà Hạnh đưa tay lên mặt con mà bà nói:
- Mẹ có thể hy sinh tất cả vì con, kể cả tánh mạng của mẹ, vì mẹ Thương con! Đừng giận mẹ và cha, vì cha mẹ chỉ lần đầu được làm cha mẹ. Thương con! Nguồn sống của mẹ, Long à! Con là nguồn sống của mẹ!
Bà nhìn con hai hàng nước mắt rơi rơi, bà ráng gượng mà hò lên một câu hò:
"Hò ơi...
Dí dầu cầu dán đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo... hò... ơ...
Cầu tre lắc lẻo... mà... gập ghềnh khó đi..."
Bà không hát lên được nữa. "Mẹ ơi, hát nữa đi mẹ ơi, Long muốn nghe mẹ hò, mẹ ơi, tiếp đi mẹ ơi!" – Long vừa thét vừa nói.
Tay bà buông xuống, lúc này Long gào thét một cách tàn hơi, nó kêu lên tiếng mẹ ơi, mà trời xanh có thấu? Giờ đây Long mới hiểu rằng thế nào là tình mẹ, thế nào là gia đình. Bao năm nay, nó đầu đường xó chợ, biết có ngày nào nó nhớ tới một người mẹ đơn côi ở căn nhà liêu xiêu lụp xụp, sáng chiều mòn mỏi đợi tin con, tóc xanh giờ lơ phơ bạc.
Nhớ chăng ông già ngày xưa ra đi cũng vì cái nợ của nó, cũng vì nó. Cha mẹ cả đời hi sinh vì nó, Long ơi Long, con có biết, cha dạy con bằng roi bằng lời mắng, nhưng lúc nào ông cũng đau, cũng đau vì đánh con, vì chửi con. Ngày con bệnh ổng thức suốt đêm để lo cho con, con đau một cha mẹ đau mười. Mẹ thì chỉ biết hát, hát cho con ngủ, để con yên giấc, và mẹ chỉ thức trắng mà canh con.
Cả đời này cha mẹ không cần điều gì, ngoài việc cầu con hạnh phúc và bình an, dù bất cứ giá nào cha mẹ cũng cam, dù là tánh mạng của cha và mẹ.
Gió chiều cứ thổi hiu hiu, quạ lại kêu lên, đám mây bay dạt về phương nào, trên trời cao một con diều đứt dây, đang bay cao và bay xa, nó bay vô tư và vô định...
"Cầu tre lắc lẻo... gặp ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi...
Con đi trường học... ờ...
Con đi trường học, thì mẹ đi trường đời..."
Văng vẳng đâu nghe tiếng xe cấp cứu, hay một tiếng gió đi qua, cũng chẳng biết nữa...
Sáng bữa sau nghe bà Tư với bà Tám Mắm có gặp thằng Long ở đồn công an, nghe đâu quánh lộn rồi bị bắt. Bà Hạnh mừng vì nghe tin con, nhưng không tin vì bà nghĩ Long nó ngoan lắm, không có cái vụ mà quánh lộn rồi bị bắt. Bán tín, bán nghi, mà cũng theo hai bà kia lên coi sao.
Trời phật ơi đúng là thằng Long, con bà chứ ai. Lòng bà mừng dữ lắm, coi như là chờ cái ngày gặp mặt con như lúa hạn chờ mưa, gặp rồi lòng bà như sống dậy, người bà máu chảy đến tê, nước mắt cứ tự nhiên mà chảy, mặt bà lúc đó không thể tả được vui hay buồn nữa, bà kêu: "Long!". Thằng Long vừa trong đồn bước ra, thấy mẹ, tưởng chừng nó lại ôm mẹ nó, nhưng không, nó nhìn một hồi rồi bỏ đi. Bà cố níu nó, nó quăng tay bà ra: "Bà là ai? Đi ra, tui hong quen bà!", rồi nó đi. Sau nó là một đám xăm mình, chắc là đàn em của nó.
Lúc này bà Hạnh hụt hẫng hoàn toàn, chân tay run rẩy, bà ngã khụy xuống, ngơ ngát nhìn con đi, như cái ngày hôm đó nó ra đi vậy, bóng dáng con bà mất mất dần, mắt bà khép lại.
Bà Hạnh tỉnh dậy trong cơn mơ màng, miệng luôn gọi Long ơi! Con ơi! Mẹ chờ con! Mẹ nhớ con! Rồi bà nghe được tiếng dạ con đây, Long đây.
Bà như xỉn rượu, tiếng nói đó như liều thuốc giải rượu, bà mở mắt, thì trước mặt bà là đứa con, là thằng Long mà suốt mấy năm trường bà vẫn đợi, là đứa con ngoan của bà, Long.
Lúc này bà như không còn đau bệnh, dù bà đuối sức và xỉu đã một ngày một đêm. Bà ngồi dậy mà ôm con, mà chào con bằng nước mắt, bà hôn Long như lúc nhỏ vậy, bà hỏi thăm con, vuốt ve. Như mỗi đứa con dù như thế nào, dù lớn hay nhỏ thì cuối cùng trong mắt người mẹ, đứa con đó chỉ là một đứa trẻ lên ba, còn dại khờ, còn đáng yêu, còn cần hơi ấm của người mạ, và phải có mẹ, mẹ phải có con.
Ở với mẹ một thời gian, bà Hạnh nhìn con đúng là thằng Long ngoan hiền lúc trước, tới bây giờ nó vẫn muốn nghe câu hò của mẹ, muốn ăn nồi thịt kho hột vịt của mẹ nấu.
Hôm nay được mẹ sai đi chợ, mua chục trứng với miếng thịt về mẹ kho cho ăn, nó đi ngay.
Ở nhà đang quét sân, bỗng ở đâu có mấy đứa xăm mình đến, nó đập rào xông vô hỏi bà Hạnh, thằng Long đâu, trả nợ cho tụi tui! Bà trơ mắt nhìn bọn giang hồ này, không biết nó tìm thằng Long mần gì? Nợ gì mà trả? Bà mới hỏi lại
- Nợ gì mà nợ, thằng Long tui ngoan lắm, làm gì mà mắc nợ mấy chú!
- Tụi tui đánh bài thua, thiếu nợ, Long là người trả, bà là mẹ nó đúng không? Đưa tiền liền đây!
- Mấy chú kiếm lộn người rồi con tui không có vậy đâu, nó ngoan lắm! Đến giờ bà vẫn chấp niệm với cái ngoan của con bà, bà không biết gì và cũng không muốn biết gì cả, tụi giang hồ hối thúc bà lấy tiền đưa, bà không lấy, nó cứ ép.
Lúc này Long vừa về, bà Hạnh nói với con, nó nói:
- Thì nó kêu sao bà mần vậy đi, nảy giờ tui tưởng bà đưa tiền cho nó rồi chớ!
Bà Hạnh ngỡ ngàng khi nghe con nói vậy, bà chưa kịp tỉnh thì nghe con nói tiếp:
- Nhìn gì nữa mẹ, thì con thiếu nợ, con kêu tụi nó lại đây lấy đó. Mấy nay ở nhà thấy bà đi mần cũng có tiền mà, với cấp trước nghe đâu bán được mấy con heo đó, giờ đưa tiền cho tui trả nợ đi!
- Long, con nói vậy là sao, trời ơi chuyện là sao vậy Long? – Mắt bà dòm nó, bà không biết gì hết.
- Thì có gì đâu bà già, tui là đại ca tụi nó, tụi nó là anh em tui, nó đi chơi lỡ thiếu miếng nợ, thì tui là anh mà, tui phải trả cho tụi nó thôi. Trong lúc khó khăn, thì tui nhớ tới mẹ, tui mới về báo hiếu cho mẹ nè. Mấy nay thấy Long ngoan hong, giờ mẹ cho tiền Long trả nợ đi mẹ ha! – Nó kể lại đầu đuôi, giọng nói nghe như không còn là một đứa con đang nói chuyện với mẹ nữa.
Bà nghe con nói mà tim quặng đau như cắt, khóe mắt đỏ hoe, không ngờ nó về để nó đòi tiền mẹ, thằng con ngoan hiền của bà giờ là đại ca, đúng cái đầu đường xó chợ, nó báo nợ về cho bà già trả, trời coi có thương không?
- Ông ơi, ông ngước xuống mà coi, thằng con của mình nè, trời ơi, phải hồi đó tui cho ông dạy, để giờ đâu có khổ, gia đình này... Long ơi, sao con...
- Thôi đi, ổng chết rồi, bà nhắc mần giống gì vậy? Giờ bà có đưa tiền cho tui không?
- Mẹ làm gì có tiền hả con?
Nó chỉ vào căn nhà lụp xụp:
- Kìa bà già cái nhà này hong có nhiêu, chớ tính luôn miếng đất này cũng bộn, bà bán đi!
- Bán rồi mẹ ở đâu hả con, rồi con ở đâu, gia đình mình ở đâu?
- Ở đâu thì ở, gia đình hả? Đây nè, đây mới là gia đình, là anh em của tôi nè! – Vừa nói nó vừa chỉ vào đám giang hồ.
Lúc này bà Hạnh lòng như thắt lại bà không nói được câu nào nữa, chỉ biết khóc. Thằng Long nó nói:
- Bà Hạnh, tui nói thiệt, trên đời tui chán ghét nhất hai điều, thứ nhất là những lời chửi bới, cay nghiệt, hành hạ mà được coi là thương yêu của ông già Phúc. Thứ hai, là cái điệu hò sến súa được coi là hay ho, ngọt ngào của bà, nghe nó như đổ nước đìa vô tai tui vậy đó, nó dở ẹc, hỏng có hay
Tới đó, bà hạnh nghe như sét đánh ngang tai, bà khụy xuống mà khóc.
Thằng Long cứ nói miết, nó đòi tiền, nó hỏi bà cất tiền vàng, sổ nhà, sổ đất ở đâu để nó lấy, bà cứ khóc, nó cứ dằn vặt bà. Nó nói thêm một câu:
- Nè, nếu không có tiền, là tui chết, chết cho bà vừa lòng, tụi nó chém tui chết, bà muốn tui chết đúng hong? Đúng hong?
Nghe con nói bà lau nước mắt, vào trong lấy tiền. Bởi tình thương con bà chẳng còn biết gì nữa, bà đi ngay, đi lấy ngay, Long ơi con đừng chết, để mẹ lấy tiền. Bà vét hết của cải đem ra mà đưa cho con, bà viết giấy, kí giấy giao lại miếng đất mà cả đời hai ông bà có được. Vừa đưa nó, nó lấy đưa lại cho đàn em nó. Rồi quay lại như là thương yêu mẹ mình.
Đằng sau, cái thằng được coi là cánh tay phải đắt lực của Long, thực chất nó thù thằng này lắm, vì lúc trước đáng lý cái ghế đại ca là của nó, nhưng vì cái gì đó mà thằng Long hưởng trọn.
Phía sau nó rút ra con dao, bởi nó biết thằng này chết, đống tiền vàng đất đai là của nó, tới đó nó sẽ làm đại ca.
Nó vung dao lên, bà Hạnh vừa ngước lên lau nước mắt, bà nhìn thấy, bà ôm Long và xoay người lại. Nhát dao đó bà đỡ cho Long toàn bộ. Một cái khoảng khắc không thể nào quên, cả Long là đám anh em như ruột thịt của nó lại vung dao đâm nó, mà người đỡ dao lại là mẹ của nó.
Đầu óc lúc này của Long cả trăm ngàn câu hỏi, nó không biết vì sao anh em lại làm vậy, không thể ngờ. Và cuối cùng người chết thay nó là mẹ. Thằng đàn em buông một câu:
- Mày làm đại ca lâu nay đã đủ rồi, giờ phải là tao. Mà mày mạng lớn không chết, hay!
- Tụi khốn nạn, mày nhớ thằng Long này, lũ chó! – Nó trừng mắt, nhe răng mà mắng đám giang hồ.
Long nhìn như muốn ăn tươi nuốt sống, muốn đâm chết từng đứa từng đứa một. Nhưng vòng tay Long còn ôm mẹ.
Quay lại nhìn mẹ, miệng bà luôn hỏi: "Long ơi con có sao không? Long ơi mẹ đây! Long ơi!"
Long quát:
- Ai mượn, ai mượn bà đỡ cho tui, hả? Ai mượn bà? Hả bà Hạnh, sao bà đỡ cho con? – Nó ứa nước mắt mà la mẹ.
Bà Hạnh đưa tay lên mặt con mà bà nói:
- Mẹ có thể hy sinh tất cả vì con, kể cả tánh mạng của mẹ, vì mẹ Thương con! Đừng giận mẹ và cha, vì cha mẹ chỉ lần đầu được làm cha mẹ. Thương con! Nguồn sống của mẹ, Long à! Con là nguồn sống của mẹ!
Bà nhìn con hai hàng nước mắt rơi rơi, bà ráng gượng mà hò lên một câu hò:
"Hò ơi...
Dí dầu cầu dán đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo... hò... ơ...
Cầu tre lắc lẻo... mà... gập ghềnh khó đi..."
Bà không hát lên được nữa. "Mẹ ơi, hát nữa đi mẹ ơi, Long muốn nghe mẹ hò, mẹ ơi, tiếp đi mẹ ơi!" – Long vừa thét vừa nói.
Tay bà buông xuống, lúc này Long gào thét một cách tàn hơi, nó kêu lên tiếng mẹ ơi, mà trời xanh có thấu? Giờ đây Long mới hiểu rằng thế nào là tình mẹ, thế nào là gia đình. Bao năm nay, nó đầu đường xó chợ, biết có ngày nào nó nhớ tới một người mẹ đơn côi ở căn nhà liêu xiêu lụp xụp, sáng chiều mòn mỏi đợi tin con, tóc xanh giờ lơ phơ bạc.
Nhớ chăng ông già ngày xưa ra đi cũng vì cái nợ của nó, cũng vì nó. Cha mẹ cả đời hi sinh vì nó, Long ơi Long, con có biết, cha dạy con bằng roi bằng lời mắng, nhưng lúc nào ông cũng đau, cũng đau vì đánh con, vì chửi con. Ngày con bệnh ổng thức suốt đêm để lo cho con, con đau một cha mẹ đau mười. Mẹ thì chỉ biết hát, hát cho con ngủ, để con yên giấc, và mẹ chỉ thức trắng mà canh con.
Cả đời này cha mẹ không cần điều gì, ngoài việc cầu con hạnh phúc và bình an, dù bất cứ giá nào cha mẹ cũng cam, dù là tánh mạng của cha và mẹ.
Gió chiều cứ thổi hiu hiu, quạ lại kêu lên, đám mây bay dạt về phương nào, trên trời cao một con diều đứt dây, đang bay cao và bay xa, nó bay vô tư và vô định...
"Cầu tre lắc lẻo... gặp ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi...
Con đi trường học... ờ...
Con đi trường học, thì mẹ đi trường đời..."
Văng vẳng đâu nghe tiếng xe cấp cứu, hay một tiếng gió đi qua, cũng chẳng biết nữa...
(Hồng Lăng)
Hãy là người bình luận đầu tiên nhé!
Bình luận
Chưa có bình luận