I. Dẫn thoại trực tiếp

1. Dùng dấu gạch ngang

👉Ví dụ 1:

Bà nội hỏi tôi:

- Con đi học có vui không?

👉Ví dụ 2:

- Con đi học có vui không? - Bà nội hỏi tôi.

2. Dùng dấu ngoặc kép

👉 Ví dụ:

Nó nhìn tôi và hỏi: “Mày thích tao không?”

“Không.” Tôi cố né tránh ánh mắt như nhìn thấu lòng tôi của nó.

Hạn chế viết in hoa cả câu để nhấn mạnh tiếng thét gào => Nên dùng lời dẫn để miêu tả hành động đó.

II. Dẫn thoại gián tiếp

(suy nghĩ, nói thầm, rủa thầm,…) thì nên dùng ngoặc kép để dẫn thoại. Có một cách nữa là bạn có thể in nghiêng lời thoại gián tiếp (nhưng sẽ không thích hợp lắm khi copy đoạn trích đó lên những nơi không hỗ trợ in nghiêng như facebook,…)

👉Ví dụ:

“Anh ta bị sao thế nhỉ?” Tôi tò mò nhìn người đàn ông độ chừng 30 tuổi đang cố leo lên cây xoài nhà tôi, nghĩ thầm.

Nếu bạn nào viết truyện hệ thống, trò chơi có tiếng loa thông báo thì có thể thoải mái dùng các dấu ngoặc kép, ngoặc vuông đều được nhé. Chỉ cần ghi chú để độc giả hiểu là được.

III. Chú thích:

Có các mẫu câu chú thích như sau:

1. Chủ ngữ - lời chú thích - vị ngữ.

👉Ví dụ:

Anh trai tôi - người “vô dụng” trong mắt tất cả mọi người - là người tạo nên tôi của hôm nay.

2. “Lời thoại muốn tường thuật” - Câu chú thích.

👉Ví dụ:

“Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi” - Anh ấy hay nói thế - là lời tôi muốn nghe nhất vào lúc này.

IV. Dấu câu

(chấm, phẩy, chấm than, chấm hỏi, cách khoảng,…)

Quy tắc của việc này có khá nhiều bạn chưa thực hiện đúng bởi giáo trình học khác nhau. Hiện nay văn học chính thống và cả văn học mạng đều tuân theo quy tắc viết câu không có khoảng cách trước dấu chấm kết thúc. Sau dấu ba chấm cần có khoảng cách rồi mới viết tiếp.

👉Ví dụ:

“Hình như tôi biết yêu rồi… Không biết người ấy có giống tôi không? Chắc là không đâu, anh ấy tài giỏi đến mà, sao thích một người bình thường như tôi được!”

Lưu ý: Hạn chế dùng bốn chấm, năm chấm, sáu chấm,…