Dưới bóng Tuồng ca Phương Nam
Có một thời, miền Nam đất Việt ngập trong tiếng trống chầu, những câu vọng cổ luyến láy ngân vang giữa mái đình, rạp tre… Người ta đi xem hát không chỉ vì chuyện vua chúa, nhân tình, mà vì trong mỗi nhịp phách, mỗi lớp tuồng là hồn vía của dân tộc - một nỗi thương nước nhớ nhà, yêu người âm ỉ chảy suốt thời loạn lạc.
Đó là thời cải lương chưa chuyển từ rạp sang ghế nệm, chưa có máy khuếch âm hiện đại, chỉ có tiếng đàn tranh rơi rớt giữa canh khuya và đôi mắt đào kép nhìn nhau qua lớp phấn bạc nhạt nhòa.
Giữa thời hưng thịnh ấy, người ta truyền tai nhau về một người nghệ sĩ trẻ, kẻ không bao giờ nhận vai tuồng có dâm tình, có nữ chính, càng không nhận vàng bạc ngoài sân khấu, cũng chẳng cười lấy lòng khách quyền quý. Hắn hát vì lòng, vì đất nước, vì một lời thề chưa thành tiếng.
Cũng có một người vì hắn mà đến, không ngại vượt ngàn trùng dương xa xăm hạ chân vào đất Nam Kỳ để nghe một câu vọng cổ, nghe luôn tiếng lòng nức nở của người.
TRUYỆN LÀ SẢN PHẨM CỦA TRÍ TƯỞNG TƯỢNG, VUI LÒNG KHÔNG ÁP ĐẶT VÀO THỰC TẾ. CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Bối cảnh: Sài Gòn – Nam Kỳ, năm 1955, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Tác phẩm chỉ dành cho độc giả trên 16 tuổi
Có yếu tố lịch sử
Tiểu thuyết
Lịch sử
Cận đại
Tình cảm
Hồn Việt
Bình luận
Chưa có bình luận